Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2017

Hệ thống định vị Galileo-một trong những hệ thống định vị toàn cầu bạn cần biết

Hình ảnh
Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu. Galileo khác với GPS của Hoa Kỳ và GLONASS của Liên bang Nga ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng , phi quân sự 1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống GALILEO a. Lịch sử phát triển Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu Từ năm 1999 Cộng đồng chung Châu Âu đã có những nhận thức về sự phụ thuộc vào hệ thống GPS của Mỹ và muốn độc lập khỏi hệ thống. Dự án nghiên cứu hệ thống GALILEO được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 1999 do 4 quốc gia Châu Âu Pháp, Đức, Italia và Anh Quốc Hệ thống định vị Galileo được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei nhằm tưởng nhớ những đóng góp của ông Nhà thiên văn học Galileo – Galilei ( 1564-1642) Vào 26/3/2002 Hội đồng chung Châu Âu đã quyết định tiến hành đề án GALILEO với chi phí tổng

Giới thiệu và phân loại bản đồ địa chính

Theo mục 13 điều 4 Luật Đất đai 2003: “ Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yêu tôi liên quan, lập theo đơn vị mình chính ra, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, vì vậy bản đồ địa chính thể hiện tính chất chung của bản đồ là tính địa lý: xác định vị trí địa vật, địa hình khu vực; tính kinh tế: ở vị trí và mục đích sử dụng của thửa đất. Đặc biệt, bản đồ địa chính còn mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa, từng chủ sử dụng đất. Tính pháp lý của bản đồ địa chính còn được thể hiện trong hồ sơ địa chính. Công tác địa chính bao gồm cả 3 mặt: tự nhiên, kinh tế, pháp lý. Ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong ba yếu tố thì chưa đủ điều kiện để gọi là “Địa chính”. 1. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ giấy địa chính: Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin đư

Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ

Hình ảnh
Khi thành lập bản đồ người ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau để thể hiện các yếu tố nội dung chuyên môn. Mỗi phương pháp có thể sử dụng độc lập hoặc sử dụng phối hợp với các phương pháp khác. 1. Thể hiện nội dung bản đồ bằng Phương pháp ký hiệu Đó là phương pháp dùng các ký hiệu ngoài tỷ lệ để thể hiện các đối tượng xác  tại các điểm hoặc có kích thước không thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ, hoặc diện tích của nó trên bản đồ nhỏ hơn diện tích của ký hiệu. Phương pháp ký hiệu không những chỉ nêu được đặc điểm phân bố của đối tượng mà còn có khả năng thể hiện được những đặc trưng về số lượng, chất lượng cũng như cấu trúc và động lực của các đối tượng nữa. Thể hiện đặc trưng về số lượng hiện tượng thông qua kích thước của ký hiệu, đôi khi người ta còn dùng cả màu sắc hay nét gạch bên trong ký hiệu. Sự liên hệ giữa số lượng hiện tượng ở từng điểm bằng kích thước của ký hiệu được xây dựng xuất phát từ mức độ xác định toán học khác nhau tuỳ theo việc lựa chọn chỉ s

Tổng quá hóa nội dung bản đồ

Hình ảnh
Tổng quát hoá bản đồ là sự lựa chọn và khái quát các đối tượng được biểu thị trên bản đồ phù hợp với mục đích, tỷ lệ, nội dung của bản đồ và với những đặc điểm của lãnh thổ bản đồ 1. Tổng quát hoá bản đồ Thực chất của tổng quát hoá bản đồ là truyền đạt lên bản đồ những đặc điểm cơ bản và điển hình của các đối tượng và những mối liên hệ giữa chúng. Tổng quát hoá bản đồ là một trong ba đặc điểm cơ bản của bản đồ. Bản chất của bản đồ là khả năng bao quát và nghiên cứu trực tiếp một không gian nhất định (vùng, miền, đại lục, hoặc toàn bộ trái đất). Điều này được thể hiện ngoài việc sử dụng phép chiếu bản đồ, còn dựa trên hai đặc điểm khác của sự biểu thị bản đồ là việc thu nhỏ các đối tượng nghiên cứu và truyền đạt chúng ở dạng tổng quát. Muốn thu nhỏ các đối tượng phải sử dụng các nguyên tắc toán học. Muốn truyền đạt các đối tượng trong thể tổng quát phải trừu tượng hoá các tổng thể và quá trình cụ thể, phải bỏ qua nhiều đặc trưng và những mối li

Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ

Hình ảnh
Ký hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ, nó cũng là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ. Chính vì vậy, có thể nói ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ. 1. Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ 1.1. Vai trò của ký hiệu bản đồ Ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ đường nét giả định của bản đồ và tạo thành một trong những hệ thống ký hiệu khoa học riêng. Cũng như các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ bản đồ là hình thái thể hiện trực tiếp những ý nghĩ và là vũ khí trợ giúp sự tổng hợp. Hệ thống ký hiệu của tất cả các ngôn ngữ nghệ thuật được suy diễn từ ngôn ngữ nói. Không có chúng thì không tạo ra hệ thống ký hiệu nào. Hệ thống ký hiệu có đặc tính là ngắn gọn so với ngôn ngữ nói, do đó khả năng nhận và hiểu biết cũng nhanh hơn. ưu điểm của ký hiệu còn hướng ý nghĩ tới sự liên hệ không gian và thời gian của đối tượng nội dung. Bản đồ học là môn khoa học nên ngôn ngữ bản đồ phải thoả mãn ba chức n

Các loại hệ tọa độ và hệ tọa độ được sử dụng ở Việt Nam sau 1954

Hình ảnh
Hệ tọa độ địa lý là một hệ tọa độ cho phép tất cả mọi điểm trên Trái Đất đều có thể xác định được bằng một tập hợp các số có thể kèm ký hiệu. Các tọa độ thường gồm số biểu diễn vị trí thẳng đứng, và hai hoặc ba số biểu diễn vị trí nằm ngang. Hệ tọa độ phổ biến hiện dùng là hệ hệ tọa độ cầu tương ứng với tâm Trái Đất với các tọa độ là vĩ độ, kinh độ và cao độ. 1. Các hệ tọa độ của bản đồ 1.1. Hệ tọa độ địa lý Hệ tọa độ địa lý của quả đất được tạo nên bởi mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng kinh tuyến gốc. - Mặt phẳng kinh tuyến là mặt phẳng chứa trục quay của quả đất. - Mặt phẳng kinh tuyến gốc là mặt phẳng kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich (thủ đô Luân Đôn nước Anh). - Kinh tuyến là giao tuyến giữa mặt phẳng kinh tuyến với bề mặt quả đất, tính từ cực Bắc đến cực Nam. Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich (thủ đô Luân Đôn nước Anh). - Mặt phẳng vĩ tuyến là mặt phẳng vuông góc với trục quay của quả đất. - Mặt phẳng xích đạo là m