Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ
Ký hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ, nó cũng là hình
thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ. Chính
vì vậy, có thể nói ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ.
1. Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ
1.1. Vai trò của ký hiệu bản đồ
Ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ đường nét giả định của bản đồ và tạo thành một trong
những hệ thống ký hiệu khoa học riêng. Cũng như các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ bản
đồ là hình thái thể hiện trực tiếp những ý nghĩ và là vũ khí trợ giúp sự tổng hợp. Hệ
thống ký hiệu của tất cả các ngôn ngữ nghệ thuật được suy diễn từ ngôn ngữ nói.
Không có chúng thì không tạo ra hệ thống ký hiệu nào. Hệ thống ký hiệu có đặc tính
là ngắn gọn so với ngôn ngữ nói, do đó khả năng nhận và hiểu biết cũng nhanh hơn.
ưu điểm của ký hiệu còn hướng ý nghĩ tới sự liên hệ không gian và thời gian của đối
tượng nội dung. Bản đồ học là môn khoa học nên ngôn ngữ bản đồ phải thoả mãn ba
chức năng sau:
- Dạng (hoặc cấu trúc) hình vẽ ký hiệu gợi cho ta liên tưởng đến đối tượng cần
phản ánh.
- Bản thân ký hiệu phải chứa trong đó một nội dung nào đó về số lượng, chất
lượng, cấu trúc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ.
- Ký hiệu trên bản đồ phải phản ánh vai trò của đối tượng trong không gian và vị
trí tương quan của nó với các yếu tố khác. Các ký hiệu được sắp xếp theo một quy
định thống nhất trong không gian.
Hệ thống các ký hiệu tạo thành một loại ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ bản đồ. Chức
năng của ngôn ngữ bản đồ là truyền đạt nội dung của bản đồ.
Ký hiệu bản đồ nằm trong cả hệ thống ký hiệu. Hệ thống ký hiệu là toàn bộ những
ghi chú quy ước dùng trên bản đồ của tỷ lệ nhất định, của ý nghĩa, của nội dung và đặc
tính sử dụng. Chúng có khả năng ghi nhận, hình thức hoá và hệ thống hoá các kiến
thức, chúng phục vụ cho khả năng hình thành các tri thức, các ý tưởng khoa học (tức
là khả năng nghiên cứu lý thuyết). Sự hình thành nhiều khái niệm khoa học không thể
có được nếu không đưa ra hệ thống ký hiệu và vận dụng chúng một cách sáng tạo.
Dạng bên ngoài của sự quy ước, sự liên kết và kết hợp chúng tạo cho quá trình sáng
tạo suy tư, dễ dàng cho sự hiểu biết sâu mối liên hệ phức tạp. Nghiên cứu hệ thống ký
hiệu từ cơ sở ký hiệu học giúp cho ta biết thêm những điều khác biệt, chỉ ra thực chất
của ký hiệu như là ngôn ngữ khoa học riêng của bản đồ học và hơn nữa tìm con đường
để hoàn thiện nó.
1.2. Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ
Khi thiết kế các ký hiệu và bố trí chúng trên bản đồ cần thoả mãn yêu cầu chính là:
đọc rõ ký hiệu và bản đồ dễ đọc.
Đọc rõ là dễ dàng và nhanh chóng nhận biết ra ký hiệu bản đồ. Do vậy khi thiết kế
hình dáng ký hiệu phải đơn giản, phổ cập, dễ liên tưởng và mềm mại. Các yếu tố bên
ngoài cũng ảnh hưởng tới như ánh sáng, khoảng cách. Do đó, để có độ đọc rõ tối ưu
cần phải chú ý tới các yếu tố bên.
Khả năng phân biệt ký hiệu cũng là một tính chất của ký hiệu bản đồ. Thấy rõ hình
ảnh là điều kiện đọc rõ đầu tiên, sau đó là sự phân biệt chi tiết các phần tử tạo thành
ký hiệu mà ta nhận thức ra hình dáng ký hiệu. Nét riêng biệt của ký hiệu là nó được
tách từ các ký hiệu xung quanh của hệ thống. Khi thiết kế ký hiệu phải tính toán tới
các giới hạn của mắt.
Một tính chất quan trọng khác của ký hiệu bản đồ là trực quan, tức là dễ nhận thức
bằng mắt, dễ hiểu ngay ký hiệu. Ngoài hình vẽ tượng hình của ký hiệu, người ta còn
dùng màu sắc để gán cho các hiện tượng.
Đặc tính mỹ quan của ký hiệu có đặc tính toàn năng như: việc thể hiện ký hiệu,
chọn kích thước phù hợp, tính nghệ thuật trong việc kết hợp đường nét, hài hoà màu
sác, kiểu dáng ký hiệu phù hợp với chủ đề bản đồ.... Biện pháp mỹ quan của ký hiệu
không như nhau đối với bản đồ có mục đích khác nhau.
Ký hiệu bản đồ và hệ thống của nó có tính chất đo đạc, tức là ta có thể đếm số
điểm, đo chiều dài, diện tích...hay là nhận được các chỉ số, số lượng khi nghiên cứu
không gian và thời gian của đối tượng nào đó.
Theo quan điểm thông tin học thì ký hiệu bản đồ là vật mang tin. Vì trong quá trình
xây dựng ký hiệu ta sử dụng nhiều tư liệu mới có được. Do sự kết hợp thể hiện và các
chi tiết của ký hiệu mà nó có một dung lượng thông tin nhất định. Một ký hiệu tốt là
ký hiệu có cấu trúc ít nhưng lượng thông tin lại nhiều.
2.Hệ thống ký hiệu bản đồ
2.1. Ký hiệu bản đồ
Ký hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện các nội dung bản đồ, nó cũng là hình
thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ. Chính
vì vậy, có thể nói ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ.
Ký hiệu bản đồ bao gồm các ký hiệu, hình vẽ đồ hoạ đặc biệt được vẽ trên bản đồ
để thể hiện nội dung bản đồ.
Chức năng của ký hiệu bản đồ bao gồm:
- Chỉ ra dạng, loại đối tượng và các đặc tính về số lượng, chất lượng của đối
tượng.
- Xác định vị trí không gian của các đối tượng, hiện tượng và sự phân bố của
chúng (ví dụ sự phân bố các điểm dân cư, mật độ dân cư...).
- Mỗi ký hiệu được dùng đặc trưng cho một hay một nhóm đối tượng có tính chất đồng nhất.
Để sử dụng bản đồ tốt hơn, cần hiểu và nắm chắc các ý nghĩa của ký hiệu bản đồ,
lương quan giữa ký hiệu hình ảnh với đối tượng, hiện lượng thực cần thể hiện. Vì vậy
khi sử dụng bản đồ, điều đầu tiên là phải nghiên cứu và thể hiện rõ các ký hiệu trong
bảng chú giải, bảng ký hiệu bản đồ.
Để làm tốt chức năng của ký hiệu cần có một số yêu cầu đối với ký hiệu bản đồ:
+ Vẽ ký hiệu đơn giản: các ký hiệu phải được tạo thành từ phần tử đơn giản, dễ
vẽ: các dạng hình học như điểm, đoạn thẳng, hình tam giác, hình vuông, hình tròn,
cung tròn...
+ Ký hiệu phải rõ ràng, đẹp: khi vẽ và sử dụng không gây nhầm lẫn.
+ Tiện dụng, dễ dàng khôi phục hình ảnh thật của đối tượng.
+ Đáp ứng khả năng sinh học của mắt, màu sắc ký hiệu phải dựa vào thói quen
sử dụng, điều kiện khí hậu, đặc tính dân tộc, địa phương.
Các ký hiệu làm nhiệm vụ chỉ ra vị trí, tính chất không gian của đối tượng.
Như vậy, ký hiệu bản đồ thực chất là ngôn ngữ riêng của bản đồ. Nghiên cứu hệ
thống ký hiện bản đồ là nghiên cứu ba vấn đề chính tạo nên hệ thống ký hiệu bản đồ
đó là:
2.1.1. Cú pháp của hệ thống ký hiệu bản đồ
Cú pháp của hệ thống ký hiệu bản đồ là sự liên hệ các ký hiệu với nhau bên trong
một hệ thống ký hiệu thống nhất đã có, nó nghiên cứu việc xây dựng các ký hiệu
trong hệ thống của chúng.
Nhiệm vụ của cú pháp gồm:
- Xây dựng và hệ thống hoá ký hiệu bản đồ theo các phần tử cấu tạo và theo khả
năng đường nét.
- Nghiên cứu khả năng kết hợp đường nét trong một ký hiệu để tạo ra một dãy ký
hiệu.
- Nghiên cứu, phối hợp không gian của ký hiệu và xây dựng chúng cho hợp lý.
Các ký hiệu bản đồ đều có cấu trúc từ các phần tử là: điểm, đường, diện tích.
Đặc trưng của cú pháp bản đồ là hình dáng, kích thước, hướng, cấu trúc bên trong,
độ sáng và sắc thái của ký hiệu.
Dựa vào các đặc trưng của cú pháp bản đồ người ta có thể chia các ký hiệu thành
từng nhóm, hoặc tách lớp nội dung bản đồ theo các đặc trưng cú pháp ký hiệu bản đồ
(dùng trong công nghệ bản đồ số).
Nhiệm vụ của cú pháp bản đồ còn bao gồm cả việc tạo và biến đổi các ký hiệu riêng, chi tiết thành các ký hiệu chung, tổng hợp. Đây chính là cơ sở để tổng quát hoá
bản đồ trong công nghệ truyền thống và công nghệ tự động hoá bản đồ. Nó cũng tạo
ra khả năng tự động hoá sản xuất và sử dụng bản đồ.
2.1.2. Ngữ nghĩa của hệ thống ký hiệu
Ngữ nghĩa bản đồ là mối liên quan của ký hiệu tới các đối tượng, ghi chú, nó
nghiên cứu giá trị lư duy của ký hiệu, xác định ý nghĩa bằng hình thức bên ngoài của
ký hiệu, xác định mối liên quan của ký hiệu với thực tế, giải thích tính thông tin của
ký hiệu.
Các đối tượng và hiện tượng thể hiện trên bản đồ được đặc trưng bởi một loạt các
dấu hiệu (thông số) để chỉ ra vị trí, tính chất, nguồn gốc sự vận động, động thái của
chúng...
Sự phụ thuộc, mối liên hệ ngữ nghĩa của ký hiệu và đối tượng là: trong hình ảnh
bản đồ (ký hiệu hay hệ thống ký hiệu) thì các thông số đặc trưng này phải được thể
hiện rõ ràng.
Khi thiết kế ký hiệu cần tìm và đưa ra khả năng đường nét, màu sắc hợp lý để thể
hiện tốt các dấu hiệu, đặc trưng của đối tượng, hiện tượng bản đồ (đặc trưng số lượng,
chất lượng, động thái phát triển).
Bằng khả năng đường nét của ký hiệu có thể tách ra các dấu hiệu chính, phụ của
đối tượng. Khả năng này tạo điều kiện thuận lợi cho đọc bản đồ theo thứ tự tìm kiếm
thông tin từ cao xuống thấp, từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết.
Mối liên hệ giữa ngữ nghĩa của ký hiệu được xác định trong bảng chú giải bằng
ngôn ngữ tự nhiên. Trong bảng chú giải không những giải thích ý nghĩa mỗi ký hiệu
mà còn chỉ ra các nhóm và phân nhóm của chúng...hay nói cách khác khi nhìn vào
bảng chú giải có thể biết được nội dung của bản đồ. Trên bản đồ khi kết hợp không
gian mối liên hệ ký hiệu thì sẽ có ý nghĩa rộng hơn, sâu hơn và mở rộng khả năng
truyền đạt thông tin.
Vai trò ngữ nghĩa của ký hiện bản đồ có thể chia ra nhiều mức độ khác nhau:
+ Mức thấp là các ký hiệu cơ bản để truyền đạt thông tin có giới hạn (ví dụ
đường bình độ trên bản đồ là ký hiệu phản ánh một đường nối liền các điểm có cùng
độ cao trên thực địa).
+ Mức cao là sự kết hợp không gian của các ký hiệu (hệ thống các đường bình
độ cho thông tin ở mức cao hơn: đó là các dạng địa hình, độ cao, độ dốc,...) tạo ra các
khái niệm và các ý nghĩa mới rộng hơn.
Xác định ngữ nghĩa của ký hiệu bản đồ còn liên quan đến việc phân loại đối tượng
bản đồ, chi tiết hoá thứ bậc ngữ nghĩa phụ thuộc vào tỷ lệ và ý nghĩa, mục đích bản đồ
cần thành lập.
2.1.3. Ngữ dụng của hệ thống ký hiệu bản đồ
Ngữ dụng là mối liên hệ giữa ký hiệu bản đồ với người chế tạo và người sử dụng
bản đồ. Điều kiện cần thiết đối với người chế tạo và người sử dụng là ý nghĩa ngôn
ngữ bản đồ
Đối với người làm bản đồ thì phải cung cấp tối ưu tính đúng đắn, đầy đủ và dễ đọc
nội dung bản đồ.
Đối với người sử dụng bản đồ thì cá thể hiểu các thông tin trên bản đồ, có thể nội
suy các ký hiệu, phân tích, xác định mối liên hệ đúng đắn nội dung bản đồ tức là đọc
bản đồ hiệu quả nhất.
2.2. Phân loại ký hiệu bản đồ
Tương ứng với những đặc tính của hiện tượng (chủ yếu hiện tượng địa lý) với
những tính chất và đặc điểm của đồ hoạ và màu sắc, các ký hiệu của bản đồ thường ở
các dạng: ký hiệu điểm, ký hiệu luyến tính và ký hiệu diện tích.
2.2.1. Ký hiệu điểm
Đó là những ký hiệu được dùng để thể hiện vị trí và đặc trưng về chất lượng và số
lượng của các đối tượng, nhưng không thể hiện kích thước và hình dạng của chúng, ví
dụ: cột mốc trắc địa, các mỏ, mốc địa giới....Những đối tượng này trên thực địa có
kích thước không thể biểu thị được trong tỷ lệ của bản đồ cần lập hoặc là mặc dù kích
thước của chúng có thể biểu đạt được trong tỷ lệ bản đồ nhưng lại nhỏ hơn kích thước
của ký hiệu. Ký hiệu này thường dùng để xác định vị trí hiện tượng là chính. Vị trí của
hiện tượng là tâm của ký hiệu hình học.
2.2.2. Ký hiệu tuyến tính
Các ký hiệu tuyến tính được dùng để biểu thị những đối tượng trên thực địa được
xác định trên các đường nét hoặc là những đối tượng có dạng kéo dài nhưng chiều
rộng của chúng không thể hiện được theo các tỷ lệ bản đồ. Ví dụ: đường sắt, đường
giao thông, địa giới hành chính, đường dây thông tin...đó là những ký hiệu phân bố
theo chiều dài là chính. Các vị trí này cho phép thể hiện chiều dài đúng theo tỷ lệ và
hình dạng của địa vật. Chiều rộng của ký hiệu phải tăng lực nét để phản ánh được rõ,
vì vậy không thể đo chiều rộng của các đối tượng đó trên bản đồ.
2.2.3. Ký hiệu diện tích
Các ký hiệu diện tích được dùng để biểu thị những đối tượng mà diện tích của
chúng có thể được biểu đạt được trong tỷ lệ của bản đồ. Đường viền của đối tượng có
thể được vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc bằng các điểm chấm. Bên trong phạm vi của
đường viền có thể dùng màu sắc, hình vẽ và các ghi chú bằng chữ hoặc số để biểu thị
các đặc trưng của đối tượng cần thể hiện.
Các ký hiệu diện tích chỉ rõ được vị trí của đối tượng và một số đặc điểm khác củ nó (kích thước, hình dạng và các dấu hiệu về chất lượng).
Màu sắc và chữ trên bản đồ cũng thuộc hệ thống ký hiệu bản đồ và là một phần nội
dung không thể thiếu được của bản đồ.
Màu sắc là phương tiện tạo hình mạnh nên được dùng rộng rãi trong suốt quá trình
thành lập bản đồ. Dùng màu như một ký hiệu quy ước để phản ánh cả đặc tính chất
lượng và số lượng của hiện tượng. Màu sắc trên bản đồ còn làm tăng số lượng thông
tin cần có mà không làm giảm bớt độ đọc bản đồ, phản ánh cả đặc tính không gian
lãnh thổ, đồng thời có sự kết hợp màu sắc hài hoà để tăng tính thẩm mỹ cho bản đồ.
Vì vậy màu sắc là một thành phần của ngôn ngữ bản đồ.
Mọi ghi chú trên bản đồ đều dùng chữ và số thông qua kiểu chữ, cỡ chữ...tức là
dùng các tính chất đồ hoạ để phản ánh đặc tính chất lượng và số lượng của hiện tượng,
phân biệt các loại hiện tượng tự nhiên hay xã hội trên bản đồ. Các ghi chú có thể phân
thành hai nhóm:
- Ghi chú giải thích: Dùng để giải thích về loài hoặc loại của các đối tượng được
biểu thị trên bản đồ và những đặc trưng về chất lượng và số lượng của chúng. Các ghi
chú giải thích thường có dạng ngắn gọn và đơn giản.
- Ghi chú tên riêng: Bao gồm tên các đối tượng thủy văn (sông, biển hồ...), tên các
đối tượng sơn văn (dãy núi, đỉnh núi..), tên của các đối tượng kinh tế - xã hội (tên các
nước, lên các đơn vị hành chính, tên các điểm dân cư...).
Các kiểu và kích thước của các chữ và số ghi chú giải thích thường được phân biệt
theo sự khác nhau của các đặc trưng chất lượng và số lượng của các đối tượng. Bảng
1 là một số dạng ký hiệu bản đồ.
Nguồn: Giáo trình bản đồ địa chính, Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt,
Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Coi bài nguyên văn tại :
Những tính chất cơ bản của ký hiệu bản đồ
Nhận xét
Đăng nhận xét