Giới thiệu và phân loại bản đồ địa chính

Theo mục 13 điều 4 Luật Đất đai 2003: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các
thửa đất và các yêu tôi liên quan, lập theo đơn vị mình chính ra, phường, thị trấn
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, vì vậy bản đồ địa
chính thể hiện tính chất chung của bản đồ là tính địa lý: xác định vị trí địa vật, địa
hình khu vực; tính kinh tế: ở vị trí và mục đích sử dụng của thửa đất. Đặc biệt, bản đồ
địa chính còn mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa,
từng chủ sử dụng đất. Tính pháp lý của bản đồ địa chính còn được thể hiện trong hồ
sơ địa chính.
Công tác địa chính bao gồm cả 3 mặt: tự nhiên, kinh tế, pháp lý. Ba mặt này có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong ba yếu tố thì chưa đủ điều kiện
để gọi là “Địa chính”.

1. Các loại bản đồ địa chính

- Bản đồ giấy địa chính:
Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện
toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ
ràng, trực quan, dễ sử dụng.
- Bản đồ số địa chính :
Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các
thông tin này được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng một hệ thống ký
hiệu đã số hoá. Các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng tọa độ, còn thông tin
thuộc tính sẽ được mã hoá. Bản đồ số địa chính được hình thành dựa trên hai yếu tố
kỹ thuật là phần cứng máy tính và phần mềm điều hành. Các số liệu đo đạc hoặc bản
đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in ra thành bản đồ
giấy.
Hai loại bản đồ trên thường có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung. Tuy nhiên bản
đồ số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại nên có được nhiều ưu
điểm hơn hẳn so với bản đồ giấy thông thường. Về độ chính xác: bản đồ số lưu trữ
trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ chịu ảnh hưởng của sai số đo đạc ban đầu, trong khi đó bản đồ giấy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ hoạ. Trong quá trình
sử dụng, bản đồ số cho phép ta lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin,
đặc biệt nó tạo ra khả năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp
thời cho các nhu cầu sử dụng của các cơ quan nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật. Tuy
nhiên khi nghiên cứu về bản đồ địa chính ta phải xem xét toàn bộ các vấn đề cơ bản
của bản đồ thông thường. Khi nghiên cứu đặc điểm quy trình công nghệ thành lập bản
đồ địa chính và phạm vi ứng dụng của từng loại bản đồ địa chính, ta cần làm quen với
một số khái niệm về các loại bản đồ địa chính sau:
- Bản đồ địa chính cơ sở: Đó là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các
phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh
hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên
tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín
ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung
thành bản đồ địa chính theo từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã) được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đất theo
chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh
phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính.
- Bản đồ địa chính: là tên gọi chung của bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ
địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp
xã), được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đất theo chỉ tiêu
thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù
hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính. Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng trong bộ
hồ sơ địa chính; trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của
từng chủ sử đụng đất; đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước ở tất cả các
cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương.
- Bản đồ trích đo: là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ
bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong
các ô thửa, vùng đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý
đất đai.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý
cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sở hữu đất. Bản đồ
địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ
lớn và phạm vi đo vẽ là rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường
xuyên được cập nhật các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hay
cập nhật theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng
tới xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất
của bản đồ quốc gia.

2. Vai trò của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính được dùng là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai như sau:
- Thống kê đất đai.
- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức; tiến hành đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp.
- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.
- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử đụng đất.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm
dân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi.
- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết.
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành
lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
Khi thành lập bản đồ địa chính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản
sau:
- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất.
- Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để
các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất.
- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các
đường đặc trưng diện tích các thửa đất,....
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ.
Nguồn: Giáo trình bản đồ địa chính, Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt,
Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Xuất bản nông nghiệp Hà Nội

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây :
Giới thiệu và phân loại bản đồ địa chính

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DownLoad ảnh vệ tinh Landsat 8

CẮt ảnh theo ranh giới (Sử dụng File ranh giới dạng *shp)

[Xây dựng WebGIS #1] với GeoServer + PostGIS + Openlayer