Ứng dụng GIS đánh giá hiệu quả của việc ngăn ngừa bệnh sốt rét

Các tổ chức quốc tế viện trợ cho người nghèo và các nhóm người dễ bị tổn thương ở các nước kém phát triển thường phải tranh đấu với câu hỏi rằng: trong 1 thế giới mà nguồn lực còn hạn chế, không thể trợ giúp tất cả mọi người thì liệu rằng sự hỗ trợ cho nhóm người này có gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nhóm người khác? Câu hỏi này từng là thách thức cho các nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng ở Châu Phi.

Đặt vấn đề dịch bệnh suốt rét ở Châu Phi

Hằng năm Châu Phi có từ 1 đến 2 triệu trẻ dưới 5 chết vì sốt rét, trong khi Permethrin là loại thuốc trừ sâu có hại cho muỗi nhưng vô hại cho người. Việc ngủ mắc màn có tẩm Permethrin là một giải pháp khả thi trong phòng chống bệnh sốt rét. Tuy nhiên, với số lượng màn hạn chế, họ đặt ra giả thuyết rằng liệu rằng những người không được nhận mùng có bị tăng nguy cơ bị bệnh sốt rét do muỗi không chích được ở những nhà có mùng sẽ tập trung ở những nhà không có mùng ở vùng lân cận. Vì vậy, trước khi phân phát rộng rãi cho người dân, các tổ chức viện trợ quốc tế trước muốn chắc chắn rằng việc phát màn vừa làm giảm số lượng ca mắc bệnh đồng thời cũng không làm tăng số ca mắc bệnh ở những vùng không được phát màn. Năm 1998, Trung tâm phòng chống bệnh ở Atlanta (gọi tắt là đã ứng dụng GIS nhằm đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng màn có tẩm thuốc trừ sâu trong phòng chống bệnh sốt rét tại Kenya. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 địa điểm có tỉ lệ mắc sốt rét cao là Asembo và Gem, gần hồ Victoria, với diện tích 500 km2 với gần 125 nghìn người sống trong 200 ngôi làng.

Ứng dụng GIS đánh giá hiệu quả của việc ngăn ngừa bệnh sốt rét

Đầu tiên, họ sử dụng GPS laser để thu thập vị trí của các ngôi nhà (với dữ liệu thuộc tính là số lượng người và tuổi của từng người trong gia đinh) trong làng, ví trí các ngôi làng chuồng trại chăn nuôi, nguồn nước, cơ sở y tế. Tất cả các dữ liệu này sau khi xử lý độ chính xác sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu GIS và được cập nhật liên tục.
Ứng dụng gis vào cuộc sống

Sử dụng GPS thu thập dữ liệu vào cuối năm 2003

Tiếp sau đó, CDC bắt đầu phát màn cho 100 ngôi làng trong tổng số 200 ngôi làng trong khu vực nghiên cứu. Những ngôi làng được phát màn sẽ được ghi nhận vào GIS. CDC bắt đầu theo dõi và thống kê về bệnh sốt rét tại khu vực nghiên cứu qua nhiều năm. Trong đó xác định vị trí của những ca bị nhiễm – mắc bệnh và chết do sốt rét, nhập số lượng lăng quăng tìm thấy ở các nguồn nước tù đọng, vị trí của các lồng bẫy muỗi và số lượng muỗi bắt được trong bẫy
Phân tích bằng Geostatictical Analyst Extension trong Arcview 8.3, CDC đã tìm ra kết quả vô cùng bất ngờ: kết quả phân tích (đa biến) mối quan hệ giữa những làng được được phát màn, những làng không được phát màn, mật độ muỗi, những ca nhiễm – mắc bệnh và chết cho thấy: màn không những làm giảm số lượng mắc bệnh trong những làng được phát màn mà còn làm giảm số ca mắc bệnh ở những làng không được phát mùng (những nhà cách làng được phát màn 300m và hiệu quả giảm dần đến 600m). Có đến 22% số nhà không được phát màn được hưởng lợi từ những nhà được phát mùng ở làng lân cận. Dựa trên phân tích mật độ muỗi ghi nhận được trong khu vực nghiên cứu, các nhà dịch tễ học giải thích rằng: màn đã làm giảm số lượng muỗi trong làng được phát và những làng lân cận không được phát màn vì màn có tẩm thuốc đã giết chết hoặc ít nhất làm cho muỗi yếu đi, làm chúng không có cơ hội bay đi nơi khác kiếm ăn.
Như vậy, GIS đã chứng minh rằng việc sử dụng màn là hiệu quả, từ đó đã giúp hàng triệu trẻ em Châu Phi và các khu vực khác trên thế giới có thể nằm ngủ 1 cách an toàn trong những chiếc màn được các tổ chức quốc tế viện trợ.
                                                                                                                                    Nguồn: Tạp chí ArcUser, tháng 4 – 5, năm 2005

Coi thêm tại :
Ứng dụng GIS đánh giá hiệu quả của việc ngăn ngừa bệnh sốt rét

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CẮt ảnh theo ranh giới (Sử dụng File ranh giới dạng *shp)

Bản đồ du lịch Việt Nam

Các bước tạo vùng ranh giới hành chính ( tạo file shp) bằng Envi