Đánh giá đất đai theo chỉ dẫn của FAO tại Việt Nam

Hiện nay công tác đánh giá đất được thực hiện trên nhiều quốc gia và đã trở thành một khâu quan trọng trong công tác đánh giá nguồn tài nguyên và quy hoạch sử dụng đất. Tại Việt Nam, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã liên tục nghiên cứu, ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO trên thực tế nước ta để đưa vào quy trình xây dựng các dự án quy hoạch và phát triển nông nghiệp, quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất ở tất cả các cấp.fao-o-viet-nam

1. Nội dung công tác đánh giá đất ở Việt Nam

Dựa theo chỉ dẫn của FAO về các bước trong công tác đánh giá đất và tiến trình đánh giá đất, công tác đánh giá đất của Việt Nam tập trung vào các nội dung chính như sau:

  •  Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đất đai
  •  Xác định các loai hình sử dụng đất
  •  Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng thích hợp
  •  Xác định phân hạng thích hợp đất đai

2. Yêu cầu và phương pháp đánh giá đất đai

2.1. Yêu cầu đánh giá đất đai

  •  Xác định đúng mục tiêu đánh giá đất của các chương trình đánh giá đất và sử dụng đất đai thích hợp ở các cấp.
  •  Lựa chọn và xử lý các tài liệu thu thập cho các bước khác nhau trong quy trình LE trên quan điểm LE là sự tổng hợp của 2 khía cạnh tự nhiên và KTXH. Tức là phải thu thập, xử lý các thông tin về điều kiện tự nhiên và điều kiện KTXH.
  •  Việc xử lý các dữ liệu và số liệu trong LE bằng ứng dụng kỹ thuật GIS và đánh giá phân hạng thích hợp đất đai bằng chương trình đánh giá đất tự động ALES.
  •  Phân cấp các bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai theo yêu cầu nội dung LE của các cấp.

2.2. Phương pháp đánh giá đất đai

Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của khu vực nghiên cứu mà các phương pháp được áp dụng theo tuần tự hoặc song song với kỹ thuật đơn giản hoặc hiện đại. Một số phương pháp chính bao gồm:

  •  Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu sẵn có
  •  Phương pháp điều tra thực địa
  •  Phương pháp phân tích và xử lý các mẫu đất, các số liệu điều tra
  •  Phương pháp phân tích đánh giá khả năng thích hợp cho từng LUT.
  •  Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT hiện tại và tương lai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.

3. Quy trình đánh giá đất đai cấp toàn quốc

3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.1.1. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng LUM

* Cơ sở lựa chọn

Việc lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng LUM cần phải tùy thuộc vào phạm vi chương trình LE thực hiện.

  •  Đối với cấp toàn quốc: Lựa chọn theo vùng sinh thái nông nghiệp.
  •  Đối với cấp vùng, tỉnh: Lựa chọn theo ranh giới hành chính của tỉnh, huyện.

* Phân cấp chỉ tiêu

Dựa vào yêu cầu, mục đích và các nguồn tài liệu để lựa chọn chỉ tiêu phân cấp phù hợp với yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp.

  •  LUM toàn quốc: đã tổng hợp và lựa chọn được 7 chỉ tiêu bao gồm: nhóm đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, tưới tiêu, tổng tích ôn.
  •  LUM vùng ĐBSCL: lựa chọn được 6 chỉ tiêu bao gồm: nhóm đất, tình trạng xâm nhập mặn, độ ngập sâu, khả năng tưới, lượng mưa trung bình năm và thời gian canh tác nhờ mưa.
  •  LUM Tây Nguyên: Lựa chọn được 7 chỉ tiêu bao gồm: Nhóm đất, địa lý địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới tiêu, lượng mưa TB năm,  tổng nhiệt độ.

3.1.2. Nguyên tắc tổng hợp các LMU cấp toàn quốc

Các đơn vị đất đai cấp toàn quốc được tổng hợp theo nguyên tắc: LMU của các vùng sinh thái đến LMU của miền, sau đó từ LMU của các miền tổng hợp nên LMU cấp toàn quốc. Với tỷ lệ bản đồ của vùng sinh thái là 1/25.000, của miền là 1/50.000.

Như vậy, trong quá trình tổng hợp, kết quả tổng hợp sẽ loại bỏ dần các chỉ tiêu phân cấp khó thể hiện hoặc không đại diện cho cấp có bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn (không đại diện cho cấp lớn hơn).

3.1.3. Chỉ tiêu mô tả các LMU toàn quốc

Các chỉ tiêu được sử dụng để mô tả các LMU toàn quốc là các chỉ tiêu thể hiện được các đặc điểm và tính chất của LMU.

Nội dung và mức độ chi tiết của việc mô tả  các LMU phụ thuộc vào các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại LUM khác nhau.

* Các LC đươc sử dụng để đánh giá LQ trong LE của Việt Nam

  •  Đặc điểm về khí hậu, thời tiết: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió, lượng nước bốc hơi.
  •  Đặc điểm về khí hậu của đất: nhiệt độ đất, độ ẩm đất, chế độ nước trong đất,…
  •  Đặc điểm về địa hình, địa mạo: độ cao tuyệt đối, tương đối; độ dốc, chiều dài sườn dốc, dạng địa hình,…
  •  Đặc điểm về thủy văn: độ sâu của mực nước, tốc độ dòng chảy, thời kỳ ngập, tần suất ngập, lưu lượng ngập, thời gian ngập,…
  •  Đặc điểm về hệ sinh vật: Lớp phủ thực vật hiện tại, tình hình sâu bệnh, động vật hoang dã, …
  •  Đặc điểm về đất:
    •  Hình thái phẫu diện đất: màu sắc, đá lẫn, TPCG, cấu trúc, độ chặt, độ dày tầng đất, chất mới sinh, …
    •  Lý tính: Các hằng số độ ẩm (độ ẩm đồng ruộng, độ ẩm cây héo, lượng bốc hơi, …), tỷ trọng, độ xốp, dung trọng, khả năng thấm, tốc độ thấm, khả năng co, trương của đất, thành phần và tính chất các cấp hạt đất,…
    •  Hóa tính: pH, CEC, BS, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các chất độc, các chỉ tiêu tạo yếu tố hạn chế (độ mặn, phèn, glay,…)
    •  Sinh học đất: Cácbon hữu cơ, chất hữu cơ tổng số, hệ VSV đất, ….
  •  Thành phần khoáng vật đất: các khoáng vật có thể phong hóa, khoáng sét, …

3.1.4. Kết quả xây dựng LUM toàn quốc

Từ năm 1995, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã hoàn thành chương trình xây dựng LUM cấp toàn quốc với tỷ lệ 1/1.000.000.

3.2. Xác định các loại hình sử dụng đất đai cấp huyện

3.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

3.2.2. Hiện trạng đất chưa sử dụng

3.2.3. Lựa chọn các LUT bền vững

Để xác định LUT bền vững thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam, mỗi LUT phải đảm bảo các yêu cầu:

  •  Bền vững về mặt kinh tế: LUT mang lại hiệu quả kinh tế, sản phẩm của LUT được thị trường chấp nhận.
  •  Bền vững về mặt xã hội: LUT thu hút được nguồn lực, cơ sở sản xuất tại chỗ, nhằm đảm bảo đời sống và tạo điều kiện cho xã hội phát triển.
  •  Bền vững về môi trường: LUT phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa đất, gìn giữ được môi trường sinh thái.

Khi xác định được LUT nào thích hợp và thích hợp ở mức độ nào sẽ là căn cứ, là cơ sở giúp định hướng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

* Một số LUT mang tính bền vững được Viện QH & TKNN đề xuất:

  •  LUT chuyên lúa 2 – 3 vụ
  •  LUT trồng 2 – 3 vụ lúa – màu
  •  LUT trồng cây lâu năm (bao gồm cây CN dài ngày và cây ăn quả)
  •  LUT cây ăn quả
  •  LUT đất rừng

* Một số LUT không bền vững về kinh tế:

Đó là các LUT 1 lúa (Lúa chiêm, lúa mùa). Bởi các LUT này chưa tận dụng hết khả năng sử dụng đất đai, do đó hệ số sử dụng đất rất thấp, giá trị sản lượng cây trồng thấp, thu nhập thuần thấp dẫn đến hiệu quả đồng vốn thấp.

* Một số LUT không bền vững về môi trường:

Đó là các LUT cây trồng cạn ngắn ngày. Loại LUT này nhờ nước trời do thường tập trung phân bố ở các vùng có địa hình cao, dốc, xói mòn rửa trôi thường diễn ra mạnh; không có khả năng tưới. Vì thế đất của những LUT này thường bị thoái hóa nghiêm trọng, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thường bị khoáng hóa mạnh, giá trị kinh tế của LUT thấp.

Hoặc kiểu canh tác đốt nương làm rẫy cũng là những LUT không bền vững về môi trường.

* Một số LUT không bền vững về kinh tế và môi trường:

Đất của các LUT này đã bị thoái hóa mạnh. Nếu không có sự đầu tư cải tạo phù hợp thì đất sẽ không có khả năng phục hồi sức sản xuất. Thường đó là những khu vực đất trống đồi núi trọc.

3.3. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai và phân hạng thích hợp đất đai

3.3.1. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai

* Xác định các yêu cầu sử dụng đất LUR

Đó là những điều kiện đất đai cần thiết đòi hỏi để bố trí một LUT ổn định và có hiệu quả. Mỗi LUT lại có những các yêu cầu riêng biệt thường liên quan đến đặc tính đất đai (LQ) nhưng các LUR thường bao gồm:

  •  Điều kiện sinh trưởng, phát triển và điều kiện sinh thái của cây trồng được thỏa mãn.
  •  Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả trong thời gian dài.
  •  Bảo vệ được độ phì của đất và không gây ô nhiễm môi trường.

* Hệ thống sử dụng đất – LUS

Khi tiến hành đánh giá đất ở các cấp chi tiết, mỗi LUT cần phải được mô tả gắn liền với các LUR của chúng do đó sẽ hợp thành một LUS đặc trưng cho cả vùng nghiên cứu. Mỗi LUT chỉ chịu sự tác động trực tiếp và quyết định của một số đặc tính của đất đai.

Ví dụ:

- Vùng ĐBSCL: LUS chủ yếu là LUS nông nghiệp nên yếu tố thổ nhưỡng và khả năng tưới tiêu là các LUR chi phối các LUT.

* Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT đã lựa chọn

Dựa vào quy trình và phương pháp của FAO, Việt Nam cũng đã tiến hành đánh giá phân hạng thích hợp đất đai. Các chương trình LE của Việt Nam thường lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất làm cơ sở của việc xếp hạng và phân cấp các chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp của các LUT.

  •  Vùng ĐBSH: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phân hạng thích hợp đất đai trên cơ sở LUM và bản đồ đất với các chỉ tiêu:
    •  TPCG: 2 cấp (nhẹ - nặng)
    •  Mức độ mặn và phèn: 2 cấp (Phèn – mặn ít và TB; phèn – mặn nhiều)
    •  Độ phì: Hàm lượng chất hữu cơ, lân dễ tiêu
    •  Các yếu tố hạn chế: độ mặn,phèn, ngập úng, hạn hán, xói mòn, ….
  •  Vùng ĐBSCL: Đánh gái mức độ thích hợp đất đai dựa trên cơ sở yêu cầu về điều kiện tự nhiên, về sử dụng đất và về yếu tố giới hạn.

3.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai

4. Đề xuất sử dụng đất thích hợp phục vụ quy hoạch sử dụng đất

Đây là bước cuối cùng trong quy trình LE theo chỉ dẫn của FAO.

Nếu kết quả và chất lượng của chương trình LE tốt, thì đó là cơ sở để đề xuất được những biện pháp sử dụng đất thích hợp, có hiệu quả cao.

Một số đề xuất từ kết quả của chương trình LE phục vụ cho công tác quy hoạch:

  •  Rà soát lại nguồn tài nguyên đất và tiềm năng khai thác, sử dụng đất nông nghiệp.
  •  Cung cấp các thông tin, dữ liệu về điều kiện đất đai cho sản xuất nông nghiệp.
  •  Xác định được các LUS thích hợp đối với từng vùng sinh thái khác nhau.
  •  Xác định được diện tích và điều kiện sản xuất của các LUS trong vùng sản xuất nông nghiệp.
  •  Đề xuất được các chính sách sử dụng đất, các dự án đầu tư cho sản xuất và các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với các LUT khác nhau của từng vùng.

Nguồn:Đánh giá đất đai- ĐHTNMT Hà Nội

Đọc nguyên bài viết tại :
Đánh giá đất đai theo chỉ dẫn của FAO tại Việt Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CẮt ảnh theo ranh giới (Sử dụng File ranh giới dạng *shp)

Bản đồ du lịch Việt Nam

Các bước tạo vùng ranh giới hành chính ( tạo file shp) bằng Envi