Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

Sự khác biệt giữa GIS và Neogeography

Hình ảnh
Bạn hãy cùng tôi trò chuyện liên quan đến ý niệm về GIS và Neogeography hiện đang diễn ra rất phổ biến, nhưng sự khác biệt giữa hai nội hàm trên có thể làm cho bạn khó hiểu. Vì vậy, một vài ý sau đây sẽ góp phần lý giải ngắn gọn về GIS và Neogeography, từ đó bạn có thể được sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn. [caption id="attachment_510" align="aligncenter" width="660"] Sự khác biệt giữa GIS và Neogeography[/caption] Ý niệm về Neogeography Neogeography chỉ có nghĩa là “địa lý mới” hiểu nôm na “địa lý tương lai”, và thường người dùng áp dụng nó với các kỹ thuật và công cụ địa lý để phục vụ cho các hoạt động cá nhân hoặc cộng đồng, có khi được thực hiện bởi một nhóm nghiệp dư. Ngoài ra, các lĩnh vực ứng dụng của Neogeography thường không chính thức hoặc dùng trong các phân tích đơn giản. Ý niệm về GIS Còn GIS kết hợp các phần cứng, phần mềm và CSDL để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu dựa trên địa điểm nhất định. Các chuyên gia thường sử dụng

Ứng dụng UAV, RS và GIS trong nghiên cứu khoa học của địa lý hiện đại

Hình ảnh
Những năm gần đây, cụm từ “Thiết bị bay không người lái” (Unmanned Aerial Vehicle – UAV) đã dần trở nên quen thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng (năm 2014 khi VN chế tạo thành công các chiếc UAV phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và quân sự). Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ với người dân Việt Nam khi mà mức độ tiếp cận với công nghệ chế tạo và ứng dụng thiết bị này vẫn còn khiêm tốn. [caption id="attachment_506" align="aligncenter" width="610"] UAV, RS và GIS trong nghiên cứu khoa học của địa lý hiện đại[/caption] Trên thế giới, những chiếc UAV đầu tiên xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và gắn liền với lịch sử những cuộc chiến tranh như: hai cuộc thế chiến; hai cuộc chiến tranh vùng vịnh; chiến tranh Triều Tiên; chiến tranh Việt Nam…, ở đó vũ khí công nghệ cao được thử nghiệm rộng rãi. Ngày nay, việc phát triển kỹ thuật chế tạo thiết bị bay không người lái là mối quan tâm của nhiều quốc gia vì mục đích an ninh-quốc phòng, dân sự và

[Xây dựng WebGIS #7] – Ứng dụng WebGIS với Openlayer

Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách đưa bản đồ lên web với chức năng hiển thị bản đồ của chúng ta đã biên tập ở bài trước. Chúng ta cần thêm thư viện JavaScript Openlayer. Chúng ta có thể tải tại: http://ift.tt/2uhLkE8 hoặc có thể lấy trực tiếp link đến file js không cần tải về. Trong bài mình sử dụng cả JQuery vì thế các bạn phải tải thêm cả JQuery nữa. Đầu tiên các bạn tạo 1 folder để chứa web của mình, tạo 1 file html để bắt đầu code Chúng ta sẽ cần add những thứ sau trong thẻ head của HTML: <link rel="stylesheet" href="http://ift.tt/2uQjmMB" type="text/css"> <script src="http://ift.tt/2uhwcq7" type="text/javascript"></script> <script src="http://ift.tt/1N7dbW6" type="text/javascript"></script> Trong Body chúng ta thêm 1 thẻ DIV <div id="map" class="map"></div>     Quay lại thẻ Head, chúng ta thêm code javascript sau: <script type=

[Xây dựng WebGIS #6] – Nâng cao hiệu quả với QGIS

Hình ảnh
Tiếp tục seri học WebGIS mã nguồn mở với Geoserver + PostGres + Openlayer. Ở những bài trước chúng ta phải làm việc khá thủ công, không chuyên nghiệp chút nào cả. Nếu so với ArcGIS server thì quả là một trời một vực. Chẳng lẽ phần mềm mã nguồn mở lại phải chịu cảnh lép vế thế sao. Câu trả lời là: KHÔNG. Bởi vì có phần mềm QGIS nổi lên như một vị cứu tinh, giúp chúng ta làm việc chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Đây là lý do chúng ta nên cài QGIS ngay từ đầu. Vậy thì cùng bắt đầu khám phá QGIS ngay thôi. 1. Import Shape File vào PostgreSQL sử dụng DB Manager. Mặc dù công cụ của PostGIS cũng khá tốt rồi nhưng với QGIS chúng ta có thể làm chuyên nghiệp hơn nữa với module DB Manager. Đầu tiên chúng ta phải kết nối với PostGIS trước. a) Chuột phải vào PostGIS trong Browser, chọn New Connection   b) Điền các thông tin kết nối và ấn OK Nếu đăng nhập thành công chúng ta sẽ truy cập được vào PostGIS như hình dưới   c) Vào menu Database > DB Manager > DB Manager, hộp thoại DB Manag

[Xây dựng WebGIS #5] – Public Data với GeoServer

Hình ảnh
Tiếp tục seri học WebGIS , ở bài trước chúng ta đã biết cách đưa shape file vào csdl PostgreSql, ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng Geoserver để public data của chúng ta, sử dụng để show lên web, hoặc chia sẻ cho người khác dưới dạng WMS-web map service. Bước 1: Dùng trình duyệt vào Geoserver, mình để cổng của Geoserver là 8080 nên đường dẫn sẽ là: http://localhost:8080. Đăng nhập để vào quản trị Geoserver. Bước 2: Đầu tiên bạn phải tạo một Workspace, nôm na là 1 vùng làm việc, sau này bạn tạo bất cứ cái gì thì đều phải chọn Workspace. Chọn Workspace ở cột bên trái, trong phần Data, chọn Add new Workspace Điền tên và Namespace URI vào ô nhập rồi ấn Submit Bước 3 : Tiếp đến tạo 1 Stores để trỏ đến data của chúng ta. Chọn Store cột bên trái, chọn Add new store. Ở đây thì Geoserver hỗ trợ chúng ta khá nhiều loại data, chúng ta làm việc với PostGIS nên sẽ chọn vào PostGIS Bước 4 : Chúng ta nhập các thông số cho store của chúng ta, sau khi nhập thành công Geoserver sẽ tự

[Xây dựng WebGIS #4] – Tạo Database với PostgreSQL và PostGIS

Tiếp theo các phần học webgis phần này về việc tạo database với PostgreSQL chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo Spatial Database trong PostGreSQL để lưu dữ liệu không gian của chúng ta. Sau đó chúng ta sẽ import 1 shape file vào database này. Hướng dẫn tạo database với PostgreSQL trong lập trình WebGIS (more…) Coi thêm tại : [Xây dựng WebGIS #4] – Tạo Database với PostgreSQL và PostGIS

Nghiên cứu áp dụng mạng neuron nhân tạo phục vụ bài toán nhận dạng trong GIS

Hình ảnh
"Việc kết hợp thế mạnh của GIS và mạng Neuron nói riêng cũng như trí thông minh  nhân tạo nói chung mang đến một giải pháp mới để giải quyết các vấn đề lớn, mang nhiều  đặc điểm khác nhau với tính cấp bách điển hình là các vấn đề liên quan đến tai nạn giao  thông." KS. Nguyễn Ngọc Minh Tiến Ngày nay việc ứng dụng Gis vào những công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực như môi trường, khí tượng, nông nghiệp, xã hội... không cònn xa lạ nữa. Thế nhưng không dừng lại ở đó, Gis luôn phát triển từng ngày, với nhiều ứng dụng trên nhiều lĩnh vực hơn nữa. Lần này, Ứng Dụng Mới xin giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu ứng dụng khá mới, khá lạ lẫm liên quan đến Gis của một kĩ sư chuyên ngành GIS trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài mang tên "Nghiên cứu áp dụng mạng neuron nhân tạo phục vụ bài toán nhận dạng trong GIS" [caption id="attachment_436" align="aligncenter" width="604"] Ảnh minh họa trí tuệ nhân tạo[/caption] Đề tài

[Xây dựng WebGIS #3] Những khái niệm cơ bản về WebGIS

Tiếp nối bài trước, bài này chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số khái niệm về webgis 1 cách đơn giản, gọn nhẹ nhất. Bạn nào cần đầy đủ để copy vô đồ án thì xin mời google nhé. WebGIS: là 1 cái web có đưa cái bản đồ lên như google map, chức năng gì thì tùy mình nhưng cứ có map lên là ok rồi. GIS server: đại loại là 1 cái server cung cấp cho bạn 1 cái webservice, 1 cái đường link bạn sử dụng để từ đó ứng dụng của bạn có thể lấy được dữ liệu bản đồ, vẽ nó lên web. Không chỉ có thế, bạn còn có thể chia sẻ nó cho mọi người mà không cần copy dữ liệu, chỉ cần gửi link là ok. Tất nhiên là nó phải theo chuẩn nào đó thì người ta mới đọc được. Các chuẩn của OCG: OCG là 1 tổ chức quốc tế chuyên đưa ra các tiêu chuẩn để mọi người làm theo để đảm bảo cứ làm theo chuẩn là nhét vừa. Có những chuẩn map server quan trọng sau các bạn nên biết: a) WMS: Web Map Service nôm na là khi client truy cập vào service theo chuẩn này chúng ta sẽ có được 1 bản đồ dạng ảnh, thông tin đặc tính, vị trí địa lý, không update từ

[Xây dựng WebGIS #2] Cài đặt Geoserver với Tomcat

Hình ảnh
Tiếp theo bài học trước với công tác chuẩn bị khi học webgis ở bài #1 ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn cách cài đặt GeoServer với Tomcat và các config cần thiết. Ở đây cần tìm hiểu thêm về các ứng dụng của geoserver cũng như các khái niệm, thuật toán về nó. Đầu tiên bạn tải Tomcat tại đây: http://ift.tt/fFXXDZ . Mặc định là bạn đã tải và cài Java JDK rồi, còn nếu chưa thì tải ở đây: Java JDK . Đây là bản jdk 8, nếu bạn muốn cài bản khác thì Google nhé. Sau khi cài xong JDK chúng ta tiến hành thiết lập biến môi trường cho JAVA. Bạn chuột phải vào My Computer , chọn Properties, chọn vào Advanced system settings. Hộp thoại System Properties mở ra, chúng ta chọn vào Environment Variables.. như hình dưới Trong System variables chọn New Điền Variable name: JAVA_HOME, Variable value là đường dẫn đến thư mục cài đặt jdk như hình dưới: Sau đó chúng ta tìm biến Path trong System Variable và chọn Edit. Chúng ta thêm đoạn sau đây vào cuối của Variable value ;%JAVA_HOME%\bin Click

Ứng dụng Viễn Thám phân loại cơ cấu mùa vụ cây trồng anh vệ tinh đa thời gian (MODIS)

Hình ảnh
Ngày nay, việc sử dụng ảnh vệ tinh vào việc nghiên cứu các thực trạng và đưa ra hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn không còn xa lạ với con người đặc biết là giới khoa học. Viễn thám ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: thủy văn, địa lý môi trường tự nhiên, xã hội, dân cư, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp... giúp ta thống kế cũng như quan sát quá trình chuyển đổi của vạn vật xung quanh từ đó đưa ra chác quyết định thay đổi, quản lý phù hợp với việc thay đổi của tự nhiên. Vào tháng 9/2013, nhóm tác giả Nguyễn Thành Sơn, Chi Farn Chen, Cheng Ru Chen, Huỳnh Ngọc Đức và Ly Yu Chang dưới sự giúp đỡ của các viện khoa học hai nước Việt Nam - Đài Loan đã thực hiện để tài: "Phân loại cơ cấu mùa vụ dựa trên anh vệ tinh đa thời gian cho giam sát cây lúa ở Đồng Bằng sông Cửu Long, Việt Nam". Giám sát cây lúa là một hoạt động quan trọng trong quản lý cây trồng. Nghiên cứu này nhằm phát triển cách tiếp cận phân loại dựa trên phương pháp luận để đánh giá hệ thống canh

[Xây dựng WebGIS #1] với GeoServer + PostGIS + Openlayer

Đây là bài đầu tiên trong series học webgis với công nghệ mã nguồn mở. Bài học này được lấy từ blog của bạn cuongdx313 khá chi tiết và đầy đủ cho phần cơ bản nên ứng dung mới xin phép được chỉnh sửa, bổ sung cho các bạn mới bắt đầu có cách nhìn cơ bản về công nghệ webgis Bài học công tác chuẩn bị xây dựng webgis với GeoServer + PostGIS + OpenLayer được xem là bước đầu tiên trong khóa học webgis. Các công nghệ trong series này đều là mã nguồn mở, thích hợp cho các bạn sinh viên nghiên cứu làm các đồ án về GIS, các dự án nhỏ với chi phí thấp… Tuy vậy đây đều là những công nghệ nổi tiếng và có cộng đồng hỗ trợ rất mạnh nên chúng ta không phải lo về tính tin cậy của công nghệ. Trong bài #1 xây dựng webgis này chúng ta sẽ chuẩn bị những phần mềm cần thiết trong series này: Geoserver : Server GIS mã nguồn mở mạnh mẽ nhất hiện nay (có thể so sánh với MapServer, 2 thằng mạnh ngang nhau). Bạn có thể tìm thấy bản GeoServer mới nhất tại đây . Bạn nên tải Web Archive để chúng ta sẽ cài đặt