Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2017

Thiết kế bản đồ tương tác – những vần đề cần quan tâm

Hình ảnh
Bản đồ là công cụ truyền đạt thông tin không gian. Làm thế nào để truyền đạt thông tin không gian hiệu quả nhất luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với người làm bản đồ. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, phương tiện để thể hiện bản đồ cũng thay đổi rất nhiều. Từ những năm 1994 – 1995, khi internet bắt đầu cất cánh, các bản đồ online bắt đầu xuất hiện. Các dịch vụ bản đồ trực tuyến trên nền Tile và Map API lần lượt ra đời như Map Quest 1995, TERRA GIS 1999, Yahoo maps 2002, Open Street Map 2004, Google maps 2005, Bings maps 2005… 1. Phần mềm bản đồ trực tuyến là gì? Thêm vào đó, các phần mềm xây dựng bản đồ trực tuyến (map rendering server) ngày càng đa dạng như MapServer 1994 (NASA/Fornet), Arcview Internet Map Server (1997), Arc IMS 3 (2000), Geoserver 2001, ArcGIS Server 2004, Mapnik (OSM) 2005, MapGuide Open Source 2006. Cũng trong thời gian này, các thiết bị hiển thị bản đồ cũng đa dạng hơn, ngoài desktop thì còn có các thiết bị di động và màn hình cảm ứng.

WebGIS là gì? Đặc điểm và ứng dụng WebGIS

Hình ảnh
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của Internet ngày càng được khẳng định và không thể thiếu trong quản lý và chia sẻ thông tin của một quốc gia hay địa phương. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng toàn cầu – Internet và nhu cầu chia sẽ, tra cứu thông tin trên Internet, người ta bắt đầu quan tâm nghiên cứu đến sự kết hợp công nghệ GIS và công nghệ Web được nghiên cứu tích hợp hay còn gọi là WebGIS. WEBGIS là gì? WebGIS là một giải pháp client – server cho phép quản lý, phân tích, cập nhật, phân phối thông tin bản đồ và GIS trên mạng Internet, giảm thiểu chi phí đầu tư phần mềm, phần cứng cho người dùng cuối; giao diện thân thiện, đơn giản phù hợp với nhiều người dùng. WebGIS thích hợp với các cơ sở dữ liệu bản đồ, GIS từ rất bé cho đến rất lớn, có khả năng tuỳ biến cao, phù hợp với nhiều loại hình tổ chức. WebGIS có tiềm năng lớn trong công việc làm cho thông tin địa lý trở nên hữu dụng và sẵn sàng tới số lượng lớn người sử dụng trên thế giới. Với việ

Geoserver là gì? Lịch sử hình thành và đặc trưng của công nghệ geoserver

Hình ảnh
Geoserver là gì? GeoServer là một máy chủ mã nguồn mở với mục đích kết nối những thông tin địa lý có sẵn tới các Geoweb (trang Web địa lý) sử dụng chuẩn mở. Được bắt đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận có tên The Open Planning Project (TOPP), nhằm mục đích hỗ trợ việc xử lý thông tin không gian địa lý với chất lượng cao, đơn giản trong sử dụng, là phần mềm mã nguồn mở nhằm cung cấp và chia sẻ dữ liệu. Được kỳ vọng sẽ trở thành một phương thức đơn giản để kết nối những nguồn thông tin có sẵn từ Google Earth, NASA World Wind nhằm tạo ra các dịch vụ Webmap như Google Maps, Windows Live Local và Yahoo Maps. GeoServer được viết bằng ngôn ngữ Java, cho phép người sử dụng chia sẻ và chỉnh sử dữ liệu không gian địa lý (geospatial data). Là một dự án mang tính cộng đồng, GeoServer được phát triển, kiểm thử và hỗ trợ bởi nhiều nhóm đối tượng và tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. GeoServer là sự phối hợp các chuẩn hoạt động của Open Geospatial Consortium (OGC), Dịch vụ bản đồ (WMS-Web Map S

Địa liệu học là gì? Biểu hiện và tầm quan trọng địa liệu học trong nghiên cứu KHXH

Hình ảnh
Khi nói tới các ngành khoa học thuộc Khoa học Trái đất, ta không thể không nhắc tới “ Địa liệu học ”, theo tác giả đây có thể xem là một hướng tiếp cận mới, song nó đã đạt được những thành tựu to lớn và đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự hỗ trợ của phương pháp định lượng và công nghệ 3S (GIS, Viễn Thám, GPS, Địa Tin học). Bài viết sau đây của tác giả, sẽ có cái nhìn mới về ý niệm mới này. Địa liệu học là gì? Trong nghiên cứu của khoa học Địa lý (nhất là Địa lý học trừ Địa lý Tự nhiên, gọi chung là Địa lý Nhân văn (Geography Humanities), thì nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và con người biểu hiện thông qua dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính là nhiệm vụ lớn nhất và quan trọng nhất. [caption id="attachment_369" align="aligncenter" width="600"] Địa liệu học là gì? tầm quan trọng của địa liệu học (Ảnh minh họa)[/caption] Trong các vấn đề nghiên cứu thì mô hình để các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm thực hiện từng bước, cụ th

[Thực hành phần mềm QGIS #5] – Xây dựng dữ liệu từ đo đạc trực tiếp

Hình ảnh
Xây dựng dữ liệu từ đo đạc trực tiếp là bài học số 5 trong chuỗi bài viết hướng dẫn sử dụng phần mềm QGIS của Ứng Dụng Mới , đây là bài học khá thú vị trong việc xây dựng dữ liệu (một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong GIS). Chính vì thế, việc thực hành QGIS bằng việc xây dựng dữ liệu từ đo đạc là cần thiết.   Dữ liệu đo đạc trực tiếp là những dữ liệu có được bằng cách đi thu thập thực tế, trong đó, người thu thập sử dụng nhiều loại thiết bị và phương tiện khác nhau để ghi nhận sự xuất hiện của các đối tượng trên bề mặt đất. Trước đây, các thiết bị đo đạc là các máy đo kinh vĩ để đo khoảng cách các điểm và đo góc, máy thủy chuẩn để đo độ cao. Sau đó,người ta phối hợp các kết quả đo lường và sử dụng các phương pháp tính toán để ghi nhận tọa độ và độ cao của các đối tượng và biểu diễn chúng lên bản đồ giấy. Hiện nay, các thiết bị đo đạc đạc đã hiện đại hơn như: máy toàn đạc điện tử…đặc biệt với sự ra đời  và phát triển của hệ thống định vị toàn cầu GPS, việc ghi nhận tọa

[Thực hành phần mềm QGIS #4] – Xây dựng dữ liệu GIS từ ảnh bản đồ

Hình ảnh
Xây dựng dữ liệu GIS từ ảnh bản đồ là bài hướng dẫn sử dụng QGIS tiếp theo trong chuỗi bài hướng dẫn phần mềm GIS của Ứng Dụng Mới gửi đến các bạn. Hy vọng đây là kênh thông tin bổ ích, thiết thực cho các bạn đam mê GIS, học GIS được tốt hơn cũng như ứng dụng được nhiều trong công việc. Xây dựng dữ liệu GIS từ ảnh bản đồ Trong một số trường hợp, ta cần sử dụng dữ liệu từ bản đồ giấy hoặc ảnh bản đồ. Để tạo dữ liệu từ các loại bản đồ này, ta lần lượt thực hiện: (1) Chuẩn bị ảnh bản đồ (2) Đưa ảnh quét vào QGIS (3) Đăng kí tọa độ cho ảnh (4) Vector hóa ảnh bản đồ để tạo dữ liệu theo mô hình vector [caption id="attachment_335" align="aligncenter" width="687"] Sơ đồ các bước xây dựng dữ liệu GIS từ ảnh bản đồ[/caption] a. Chuẩn bị ảnh bản đồ - Quét (scan) bản đồ giấy muốn sử dụng - Lưu thành file ảnh với định dạng mà QGIS hỗ trợ như: .bmp,. jdeg, .tiff… b. Đưa ảnh quét vào QGIS Để đưa ảnh quét vào QGIS, ta thực hiện các bước sau: Vào Raster G

[Thực hành phần mềm QGIS #3] – Xây dựng dữ liệu từ nguồn dữ liệu GIS có sẵn

Hình ảnh
Xây dựng dữ liệu GIS từ các nguồn dữ liệu GIS có sẵn là một trong chuỗi bài hướng dẫn thực hành phần mềm QGIS từ ungdungmoi.edu.vn hy vọng đem đến cho các bạn cái hình tổng quan về phần mềm QGIS cũng như có thể sử dụng cơ bản phần mềm thông quan các bài hướng dẫn. Xây dựng dữ liệu từ nguồn dữ liệu GIS có sẳn Công nghệ GIS được biết đến ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX,cho đến nay, GIS được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Cơ sở dữ liệu GIS từ đó cũng ngày càng hoàn thiện hơn.Việc chia sẻ,tận dụng các nguồn dữ liệu GIS sẵn có sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư đáng kể khi thực hiện các ứng dụng GIS . Tuy nhiên,khi thu thập nguồn dữ liệu này,cần chú ý các đặc điểm sau: Nguồn gốc dữ liệu: Hiểu rõ về nguồn gốc dữ liệu cho phép ta đánh giá mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Tính chính xác của dữ liệu: thể hiện ở độ lệch vị trí của các đối tượng trên dữ liệu so với vị trí thực của nó ngoài mặt đất. Tính cập nhật của dữ liệu: Cần xác định rõ dữ liệu được xây dựng vào thời